Giỏ hàng của bạn trống!
Mất cân bằng hành vi là gì? | Safe and Sound
Mất cân bằng hành vi được bác sĩ tâm thần định nghĩa là sự bất thường trong việc kiểm soát cảm xúc và hành vi của bản thân, khó khăn trong việc tuân theo các nguyên tắc hay luật lệ được đề ra.
Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS
Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển
1. Yếu tố nguy cơ
- Tổn thương thuỳ trán: Nơi có trách nhiệm ghi nhớ, xử lý tình huống hoặc biểu đạt. Theo bác sĩ tâm thần, khi tổn thương làm giảm khả năng xử lý xung đột, thực hiện theo kế hoạch hoặc giảm khả năng ghi nhớ, học hỏi.
- Nguyên nhân khác: Nghiện bia rượu, chất kích thích, xung đột gia đình, tiền sử bị bóc lột, bị bạo hành hoặc sang chấn tâm lý đột ngột,...
Ảnh 1: Mất cân bằng hành vi
2. Một số mất cân bằng hành vi thường gặp
2.1. Hành vi thách thức chống đối (Oppositional Defiant Disorder - ODD)
Các bác sĩ tâm thần cho biết, xuất hiện các hành vi tiêu cực, thù địch và thách thức. Họ cảm thấy nổi điên với mọi thứ xung quanh, thường xuyên mất bình tĩnh. Có thể biểu hiện dưới dạng lời nói hoặc hành động. Theo bác sĩ tâm thần, họ thường “tự vệ” không ngừng trước những ai đó nói rằng họ sai. Họ thường xuyên cảm thấy bị hiểu lầm và không thích.
Đặc điểm của rối loạn hành vi thách thức chống đối:
- Mất bình tĩnh: Tranh cãi với gia đình và đồng nghiệp.
- Bất chấp: Từ chối tuân thủ các quy tắc và luật pháp.
- Làm phiền người khác: Đổ lỗi cho người khác về những sai lầm hoặc hành vi sai trái của họ.
- Hành vi tiêu cực: Giận dữ, phẫn uất, cay nghiệt, thù hận.
2.2. Tăng động giảm chú ý (ADHD)
Người lớn có thể gặp phải rối loạn tăng động giảm chú ý nhưng biểu hiện không rõ ràng như ở trẻ.
Các bác sĩ tâm thần cho rằng, mức độ tăng động của người lớn giảm nhưng họ vất vả hơn trong việc tập trung chú ý, xuất hiện các hành vi xung động và sự bồn chồn không yên.
Tỷ lệ rối loạn tăng động giảm chú ý ở người lớn trên toàn cầu khoảng 2,8%.
Biểu hiện tăng động giảm chú ý ở người lớn:
- Tăng động: Khó ngồi yên, cử động liên tục, hay nói to,...
- Giảm chú ý: Khó khăn khi tập trung, vụng về, dễ bị phân tâm, kỹ năng sắp xếp kém, hay quên.
- Xung động: Hay ngắt lời, nói quá nhiều, hành động không suy nghĩ.
Ảnh 2: Người bệnh có các hành vi tiêu cực, thù địch và thách thức
2.3. Ám ảnh cưỡng chế (OCD)
Theo bác sĩ tâm thần, người bệnh có suy nghĩ ám ảnh xâm nhập và không mong muốn, theo sau bởi những hành vi cưỡng chế, thôi thúc lặp đi lặp lại. 1,1 - 1,8% dân số thế giới bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Trong đó, 1,5% ở nữ giới và 1% ở nam giới.
Triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế:
- Ý nghĩ ám ảnh:
- Nỗi sợ gây hại: Chú ý quá mức đến hành vi có thể gây hại.
- Ý nghĩ xâm nhập: Ý nghĩ ám ảnh, lặp lại một cách đáng lo ngại.
- Nỗi sợ nhiễm bẩn: Thứ gì đó bẩn thỉu sẽ gây ra bệnh tật hoặc cái chết cho mình và người khác.
- Nỗi sợ liên quan đến trật tự hay tính đối xứng: Sự gây hại sẽ xuất hiện nếu không làm mọi việc theo một trật tự cụ thể.
- Hành vi cưỡng chế:
- Nghi thức: Tuân thủ các nghi thức (đếm hoặc gõ) để ngăn chặn sự gây hại, từ đó tạo ra sự thoải mái.
- Kiểm tra liên tục: Nhằm vô hiệu hoá nỗi sợ. Ví dụ: Kiểm tra đồ gia dụng, bóng đèn, vòi nước, ổ khoá, cửa sổ để vô hiệu hoá nỗi sợ cháy nổ.
- Điều chỉnh ý nghĩ: Cố gắng trung hoà ý nghĩ để ngăn chặn thảm hoạ.
- Trấn an: Liên tục hỏi mọi người có ổn không?
2.4. Nghiện hành vi
Nghiện được bác sĩ tâm thần định nghĩa là sự lặp lại liên tục của một hành vi, bắt buộc tham gia vào một hành vi bất chấp hậu quả tiêu cực đối với sức khoẻ thể chất, tinh thần, xã hội hoặc tài chính của người đó.
Nghiện hành vi liên quan đến hệ thống khen thưởng của não bộ, hormone dopamine, giới tính,...
Các kiểu rối loạn nghiện hành vi:
- Nghiện cờ bạc, nghiện chơi game: Các bác sĩ tâm thần cho biết, dopamine giải phóng khi chiến ảnh hưởng đến trung tâm tưởng thưởng. Lần sau phải thắng to hơn lần trước thì mới có được cảm giác thoải mái. Nghiện cờ bạc chiếm 0,1 - 5,8% dân số, trong khi đó, nghiện chơi game chiếm 1,3 - 9,9% dân số.
- Ăn cắp vặt: Theo bác sĩ tâm thần, vòng xoắn tâm lý suy nghĩ về việc ăn cắp kích hoạt, từ đó thôi thúc ăn cắp, hành vi ăn cắp diễn ra mang lại cảm giác hưng phấn nhưng đồng thời cảm thấy tội lỗi về hành vi của bản thân. Người bệnh gặp các căng thẳng, kích hoạt suy nghĩ ăn cắp vặt. Ăn cắp vặt chiếm 0,3 - 0,6% dân số.
- Phóng hoả điên cuồng: Hứng thú với lửa, các tình huống liên quan đến lửa (xe cứu hoả, hỗ trợ dọn dẹp,...) từ đó phóng hoả. Họ cảm giác thoải mái khi nhìn thấy ngọn lửa, cảm giác phấn khích khi nhìn thấy những thứ liên quan.
- Cạy da và bứt tóc: Các bác sĩ tâm thần cho biết, phản ứng với sự căng thẳng tức thời, gắn liền với việc giải toả căng thẳng, từ đó hành vi được củng cổ. Nhưng người bệnh bị cô lập xã hội, cảm thấy stress, dẫn đến cạy da và bứt tóc.